GÀ BỊ SỔ MŨI KHÒ KHÈ LÀ BỆNH GÌ? CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH RA SAO?

Gà bị sổ mũi khò khè không phải là một tình trạng hiếm gặp. Có thể nói đây là một triệu chứng khá phổ biến khi thời tiết thay đổi. Hoặc nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của một căn bệnh nguy hiểm. Để làm rõ nguyên nhân vì sao gà sổ mũi, khò khè; cách điều trị cũng như phòng bệnh hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

GÀ BỊ SỔ MŨI KHÒ KHÈ NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị sổ mũi khò khè, phổ biến nhất có thể kể đến:
– Không gian chuồng nuôi bụi bẩn, nhiều vi khuẩn: Việc không thường xuyên dọn dẹp chuồng trại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà khò khè sổ mũi. Những vi khuẩn trong không khí sẽ vào mắt, mũi, miệng và xuống dạ dày của gà gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn.
– Do di truyền: Nếu trong quá trình mang thai gà mẹ có dấu hiệu khò khè sổ mũi thì rất có thể con non sẽ bị ảnh hưởng.
– Vẫn còn vi khuẩn trong cơ thể gà: Gà đã từng mắc bệnh và được chữa trị nhưng vi khuẩn vẫn còn sót lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khò khè sổ mũi.
Gà Bị Sổ Mũi Khò Khè Là Bệnh Gì? Cách Phòng Và Chữa Bệnh Ra Sao?
– Chăm sóc không đúng cách sau khi ra trường: Thông thường gà sau khi đi đá về luôn được khuyến khích chăm sóc cẩn thận, vì dù thắng hay thua nó cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều hoặc sử dụng quá nhiều sức, cơ thể yếu, là cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập và gây hại.
– Chuồng nuôi ẩm thấp: Môi trường sống không đảm bảo, ẩm thấp, chật chội,… sẽ là nguyên nhân khiến gà bị sổ mũi khò khè. Ngoài ra còn có nhiều biến chứng đi kèm như ủ rũ, khó thở, đi phân xanh – phân trắng.
Ngoài ra, gà bị sổ mũi khò khè cũng được xem là dấu hiệu của bệnh cảm lạnh. Hay khi thời tiết thay đổi bất ngờ cũng khiến gà có những triệu chứng này.

CÁCH CHỮA BỆNH KHI GÀ BỊ SỔ MŨI KHÒ KHÈ

Tùy từng nguyên nhân bị bệnh mà chúng ta sẽ có cách chữa trị khác nhau. Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng thì hiệu quả mới cao. Dưới đây là cách chữa theo từng bệnh lý, mức độ của gà, anh em có thể tiến hành so sánh với tình trạng của chiến mã và áp dụng.
– Gà có hiện tượng chảy nước mũi: Đây là dấu hiệu bệnh nhẹ, có thể chữa trị dứt điểm từ phương thuốc dân gian mà ông cha xưa hay dùng – đó là gừng. Gừng tươi có thể nấu nướng rồi cho gà uống, vừa làm ấm cơ thể, vừa tăng sức đề kháng cũng như giảm những triệu chứng sổ mũi, khò khè.
Ngoài ra kê sư cũng có thể băm nhỏ rồi trộn vào thức ăn để gà sử dụng. Thực hiện khoảng 2 – 3 ngày, mỗi ngày 2 lần đến khi các triệu chứng giảm hẳn thì dừng.

– Gà có đờm và tình trạng nặng hơn: Sau triệu chứng sổ mũi khò khè, gà còn xuất hiện thêm dấu hiệu đờm, khó thở, tình trạng chuyển biến nặng. Kê sư cần tiến hành dùng thuốc đặc trị để trị dứt điểm, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Tình trạng kéo dài sẽ làm gà khó thở, bỏ ăn và cuối cùng là tử vong.
Ở giai đoạn này kê sư chia làm hai phần để chữa trị, gồm:
• Sử dụng thuốc Ery: Đây là dòng thuốc đặc trị tình trạng khò khè ở gà, cho gà uống khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Lưu ý ở hai ngày đầu, chỉ cho uống 1 viên/ ngày – chia làm 2 lần (sáng và chiều). Trong trường hợp các dấu hiệu vẫn không thuyên giảm, kê sư chuyển sang dùng thuốc Hen đỏ.
Gà Bị Sổ Mũi Khò Khè Là Bệnh Gì? Cách Phòng Và Chữa Bệnh Ra Sao?
• Thuốc Hen đỏ Thái Lan: Đây cũng là dòng thuốc đặc trị khò khè, khó thở, nhiều đờm. Sản phẩm được đánh giá rất tốt trên thị trường và được nhiều kê sư đánh giá cao.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH GÀ BỊ SỔ MŨI KHÒ KHÈ

Dựa vào nguyên nhân, kê sư sẽ tìm được phương pháp phòng tránh sao cho hiệu quả. Cụ thể:
– Thường xuyên dọn dẹp chuồng trại thường xuyên. Đối với nền chuồng cần vệ sinh cát hoặc đổi cát. Sử dụng trấu để loại bỏ vi khuẩn ký sinh.
– Phun thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại định kỳ.
– Vệ sinh máng ăn/ máng uống thường xuyên. Không cho gà ăn thức ăn cũ qua ngày, đồ ăn có dấu hiệu ôi thiu. Khi thể trạng của gà không được khỏe, nó sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.
– Gà sau khi đi đá về phải vỗ hen để loại bỏ máu – đờm trong cuống họng. Đồng thời tắm rửa và kiểm tra tình hình sức khỏe của chiến kê. Đối với những vết thương nặng, chảy máu; cần khử trùng và cầm máu nhanh chóng. Ngược lại đối với những vết thương bên trong, có dấu hiệu sưng tím tái, cần chườm nóng để tan máu bầm và sử dụng thuốc để xoa bóp.
– Chuồng trại nuôi gà phải che bạt cẩn thận khi vào mùa hoặc sau khi gà đi đá về. Vì lúc này sức khỏe của chúng rất yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.
Gà Bị Sổ Mũi Khò Khè Là Bệnh Gì? Cách Phòng Và Chữa Bệnh Ra Sao?
– Chủ động tiêm vắc xin cho gà ngay từ khi còn nhỏ để chúng có sức khỏe tốt nhất
– Bổ sung các vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng cho gà chiến như vitamin A, vitamin C, chất diện giải,…
– Chế độ dinh dưỡng cũng sẽ quyết định sức khỏe và thể lực của gà đá. Ở từng giai đoạn nên cho gà ăn uống khác nhau. Chẳng hạn như sau khi đi đá về, gà thường có triệu chứng bỏ ăn do mệt mỏi, hãy cho chúng ăn cơm nóng, vừa kích thích dễ tiêu hóa, lại chắc bụng. Tất nhiên vào những khoảng thời gian thường thì phải cho ăn thóc/ lúa cho cơ thể săn chắc, không tăng cân,….

TỔNG KẾT

Triệu chứng gà bị sổ mũi khò khè có thể không nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ rất khó kiểm soát. Hơn nữa bệnh này có thể lây nhiễm sang không khí, làm ảnh hưởng đến nhiều chiến kê khác. Nên khi phát hiện có gà bị bệnh, anh em cần cách ly ngay. Với gà chưa có triệu chứng, cho chúng sử dụng thuốc và bổ sung vitamin cần thiết. Còn với gà đã mắc bệnh thì tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng cách chữa trị mà chúng tôi cung cấp ở trên. Chúc anh em áp dụng thành công!

About The Author

Related posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *