Có rất nhiều cách nuôi gà đá cựa sắt khác nhau, nhìn chung mỗi kê sư sẽ có những phương pháp riêng để nuôi dưỡng gà chiến của mình. Thường thì những kinh nghiệm này được tích lũy sau nhiều năm chăm sóc, cũng có thể là tự học hỏi những người đi trước – trong sách vở (kinh kê).
Vậy nên đối với những tay gà mờ mới tập tành chơi gà đá sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nuôi gà – huấn luyện. Đó cũng là lý do chúng tôi chia sẻ cách nuôi gà đá cựa sắt có lực, tới pin tới bo hiệu quả. Đừng bỏ lỡ nhé!
CHỌN GÀ GIỐNG – CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ CỰA SẮT HIỆU QUẢ
Trước khi bước vào quá trình nuôi gà đá cựa sắt, thì đều đầu tiên mà anh em nên đảm bảo đó là chọn lựa được những chú gà giống tốt để đầu tư.
Muốn có được gà giống tốt, bạn có thể tìm mua từ các trang trại bán gà đá, gà nọc hoặc mua gà chiến từ những danh kê có máu mặt. Trong trường hợp muốn chắc chắn hơn thì bạn có thể tự lai tạo giống, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, thời gian lẫn chi phí.
Do đó tốt nhất là anh em nên tìm trang trại bán gà đá – gà giống để chọn cho mình vài chiến kê ưng ý. Ưu tiên chọn những nơi uy tín để tránh tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó”. Nếu được, nên nhờ người rành về gà đi cùng để cho bạn những lời khuyên hữu ích.
CÁCH NUÔI GÀ ĐÁ CỰA SẮT CÓ LỰC – TỚI PIN TỚI BO
Sau khi đã có được chú gà đá như ý, bạn tiến hành thực hiện cách nuôi gà đá cựa sắt có lực. Phương pháp này sẽ chia làm 3 giai đoạn, gồm: chế độ dinh dưỡng, chuồng nuôi và huấn luyện.
VỀ CHUỒNG NUÔI
Gà đá cần nuôi tách riêng từ tháng thứ 6 – 7 trở lên, vào thời điểm này chúng như những thanh niên loai choai đã biết giành mái và đấu đá với những con trống khác để thể hiện mình. Nếu nuôi chung với nhau rất dễ xảy ra tình trạng cắn mổ, thậm chí là chết gà.
Chuồng nuôi gà nên rộng rãi để chiến kê có đủ không gian di chuyển và thư giãn bên trong. Nên bố trí thêm 1 cây gỗ ngang chuồng để chúng có thể ngủ. Nền chuồng nên sử dụng cát mềm hoặc trấu, rơm rạ để không ảnh hưởng đến cựa của chúng.
Giữa các chuồng gà nên có vách ngăn để chúng không nhìn thấy mặt nhau, nếu không rất dễ xảy ra tình trạng soi bội, cắn mổ.
Ngoài không gian nuôi dưỡng gà thì kê sư cũng cần vệ sinh chuồng trại định kỳ, thay cát, phun thuốc khử trùng để loại bỏ những vi sinh vật ký sinh. Khi xây chuồng nên đảm bảo yếu tố thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
Chế độ dinh dưỡng cho gà sẽ được chia làm hai giai đoạn chính, đó là giai đoạn tăng cân và giảm mỡ. Trong đó:
– Chế độ tăng cân áp dụng cho gà từ 7 – 8 tháng tuổi trở xuống. Lúc này cơ thể của chúng còn quá nhỏ, chưa hoàn thiện, sức đề kháng cũng không cao. Nên cho ăn thật nhiều để các cơ bắp được phát triển toàn vẹn, đồng thời chống được những bệnh vặt vãnh. Thức ăn cho gà ở giai đoạn này có thể là ngũ cốc, thóc/ lúa, rau xanh,… với số lượng không giới hạn. Ngoài ra cũng có thể bổ sung thêm ít mồi tươi như thịt bò, dế, sâu,… với tần suất cách 1 ngày cho ăn 1 lần.
– Chế độ giảm mỡ áp dụng cho gà từ 8 tháng tuổi trở lên, lúc này cơ thể gà đã hoàn thiện, chúng cần bước vào giai đoạn giảm mỡ, tăng cơ để sẵn sàng cho những trận chiến sắp tới. Lúc trước gà ăn khá nhiều, nên khi áp dụng chế độ giảm mỡ, nếu cắt giảm khẩu phần quá lớn sẽ làm chúng không no, mất sức và không hiệu quả. Do đó bạn chỉ cần giảm thức ăn này và tăng thức ăn khác lên là được.
Đối với gà trưởng thành, bạn có thể loại bỏ ngũ cốc ra chế độ dinh dưỡng của chúng vì nó làm gà dễ tăng cân hơn. Thay vào đó nên cho ăn thóc/ lúa – tuy nhiên cũng chỉ nên cho ăn khoảng 70 hạt/ lần, mỗi ngày 2 lần. Bù lại bạn cho gà ăn rau bao nhiêu tùy thích, ăn nhiều rau giúp chúng cảm thấy no và không gây tăng cân.
Ở giai đoạn này mồi tươi cực kỳ hiệu quả với gà chiến, nó sẽ giúp chúng tới pin – tới bo và có được hiệu suất tốt nhất. Nên cho ăn sâu, thịt bò, dế, trứng,… nhưng chỉ áp dụng 1 tuần/ lần. Ngoài ra nên bổ sung vitamin, khoáng chất, điện giải,…
VỀ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
Khi gà bước vào giai đoạn giảm mỡ kê sư cũng nên lồng ghép các bài tập huấn luyện vào luôn. Những bài tập này sẽ giúp gà rất nhiều trong quá trình chiến đấu, giúp chúng tải cựa tốt, sức bền cao và đòn đánh có lực.
Một số bài tập hiệu quả mà anh em không nên bỏ qua đó là:
– Quần bội: Cho 1 chú gà cùng chạng vào bội, úp thêm 1 cái bội lớn bên ngoài, cho gà cần tập luyện ở ngoài. Lúc này gà sẽ bắt đầu chạy quanh lồng để tìm lỗ chui vào nhằm “sống mái” với con bên trong. Phương pháp này giúp gà có được sức bền tốt, lực đòn mạnh,…
– Chuồng bay: Anh em có thể tự thiết kế chuồng bay hoặc mua chuồng bay bên ngoài thị trường. Phương pháp tập luyện này rất đơn giản, treo thức ăn và nước uống ở khoảng cách cao, nhốt gà bên trong chuồng. Khi đói chúng buộc phải bay lên cành cao hơn để ăn và uống. Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục sẽ giúp chúng có được đôi cánh chắc khỏe, bay tốt, tạo nên những đòn đánh từ trên cao.
– Xổ gà: Phương pháp này rất quan trọng, nó giúp gà cảm nhận được sức hút của đấu trường. Để quá trình huấn luyện không xảy ra sai sót, bạn bên bịt cựa và mỏ của hai chú gà lại với nhau. Khi xổ gà, 1 tay cầm đuôi, tay còn lại đặt lên lưng chúng và hơi đè xuống. Hướng mắt gà nhìn vào đối thủ sau đó buông ra, khi chúng đá được 1 chân thì bắt lại. Cứ áp dụng như thế sẽ tăng độ máu chiến của gà mà còn giúp chúng “ham đánh” hơn.
Ngoài ra còn có một số bài huấn luyện mà anh em có thể áp dụng như chuồng quần, đeo tạ cho gà, quần sương dãi nắng, vần đòn,…
KẾT LUẬN
Cách nuôi gà đá cựa sắt trên chỉ là một trong rất nhiều phương pháp hiện nay, anh em có thể tham khảo và vận dụng vào thực tiễn hoặc học hỏi thêm kinh nghiệm cũng được. Đừng ngần ngại hãy để lại đánh giá hoặc chia sẻ của bạn cho chúng tôi trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé!