Nhiều người thường không quan tâm đến cách mài cựa gà cho lắm. Thậm chí cho rằng mua mới cho khỏe, vừa nhanh chóng lại tiện lợi. Tuy nhiên có rất nhiều lý do mà bạn nên giữ lại các cựa sắt. Trong bài viết này chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn cách mài cựa và bảo quản thế nào cho tốt. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
VÌ SAO NÊN TÌM HIỂU CÁCH MÀI CỰA GÀ?
Tâm lý số đông hiện nay là mua cựa mới cho chiến kê khi tham gia đá gà. Cứ mỗi lần đá lại mua cặp cựa khác, vừa nhanh lại tiện. Vậy bạn có bao giờ nghĩ đến việc giữ lại những chiếc cựa cũ không?
– Thứ nhất, mỗi lần đá gà lại mua một cặp cựa mới sẽ tốn kém rất nhiều về mặt chi phí. Hiện nay giá bán một cặp cựa sắt sẽ dao động từ 100.000 vnđ – 150.000 vnđ. Vì những chiếc cựa này được làm rất tỉ mỉ, đảm bảo độ cong phù hợp, cứng cáp và bền bỉ. Thử nghĩ xem, 1 con gà đá tham gia ít nhất là 3 hoặc 20 trận đấu trong vòng đời của chúng. Vậy chi cứ 1 con gà bạn sẽ tốn ít nhất 360k đến 2.400.000 vnđ. Một con số không hề nhỏ, đúng không nào?
– Thứ hai, những chiếc cựa gà thường rất bén và sắc nhọn. Mỗi lần dùng xong nếu không vứt đúng nơi quy định có thể gây nguy hiểm cho con người. Những chiếc cựa sắt bị rỉ do thời gian, nếu chẳng may gây ra vết thương có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây hoại tử,…
– Thứ ba, tùy cơ sở sản xuất mà sẽ có chỗ tự gia công, có chỗ sử dụng máy móc để làm cựa gà. Những chiếc cựa đôi khi sẽ có sự sai số nhỏ về kích thước hoặc không đảm bảo về độ sắc bén,… điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trận đấu. Do đó nếu cảm thấy gà đá của bạn hợp chân với cặp cựa nào đó thì chỉ nên sử dụng một loại đó.
Với 3 lý do trên, hy vọng rằng ai có suy nghĩ hoặc đã và đang bỏ những chiếc cựa gà cũ, hãy học cách giữ và bảo quản những chiếc cựa đó.
HƯỚNG DẪN CÁCH MÀI CỰA GÀ
Trước khi tìm hiểu cách mài cựa gà, anh em phải biết được có bao nhiêu loại cựa và mỗi loại cựa sẽ có cách mài khác nhau.
Trong hình thức đá gà cựa sắt hiện nay, có hai loại cựa được sử dụng phổ biến đó là cựa tròn và cựa dao. Trong đó:
– Cựa tròn có thiết kế như một cây đinh, phần thân cựa hình trụ tròn trơn nhẵn, điểm nguy hiểm là mũi cựa – nhọn hoắt, với khả năng gây sát thương cực mạnh. Với những cú đá có lực, có thể đâm thủng nội tạng của đối thủ.
– Cựa dao có thiết kế như lưỡi liềm, phần thân uốn cong và nhọn dần về đuôi. Điểm khác biệt so với cựa tròn là thân dựa dẹt, và cựa sắc bén. Những vết thương do cựa dao gây ra tựa như vết chém, đôi khi chỉ với một cú đánh sượt qua cũng có thể làm đứt lông, rách da của gà chiến.
Hai mẫu cựa có sự khác nhau về thiết kế nên khi mài cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
– Đối với cựa tròn: Chỉ cần ở phần mũi dao
– Đối với cựa dao: Mài ở phần thân cựa vào mũi dao
Khi mài cựa gà, bạn nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ hỗ trợ, chẳng hạn như giấy nhám, cục đá để mài dao. Với giấy nhám bạn có thể dùng cho cựa tròn, còn cựa dao có thể dùng giấy lẫn đá đều được.
Trong quá trình mài chú ý mài với lực vừa phải, nếu mài quá nhiều có thể khiến cựa bị mài mòn đi, không còn giữ được kích thước và trọng lượng như ban đầu.
BẢO QUẢN CỰA SAU KHI MÀI ĐÚNG CÁCH
Sau khi mài cựa gà xong anh em tiến hành bảo quản cựa đúng kỹ thuật, như vậy sẽ tăng tuổi thọ của cựa và tránh được tình trạng rỉ sắt, ăn mòn, hư hỏng,….
Cách bảo quản sau khi mài cựa rất đơn giản, bạn rửa sạch cựa với nước sạch, sau đó để ráo tự nhiên, bôi một lớp dầu nhớt lên bề mặt cựa, tiếp tục để khô rồi quấn trong vải sạch, cất giữ ở nơi thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với không khí.
Sau này khi dùng chỉ cần lấy khen lau nhẹ đi vết dầu nhớt trên cựa là có thể dùng được ngay.
Nếu thấy cựa gà có dấu hiệu oxi hóa, bị rỉ sắt thì tốt nhất nên mua mới. Cho gà sử dụng cựa hư hỏng sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Chẳng hạn khi đâm trúng đối thủ, gà bị dính đòn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Hoặc nếu xui rủi gà tự đâm chính nó (do buộc cựa không đúng kỹ thuật), bạn sẽ mất đi một chiến binh.
CHIA SẺ CÁCH LÊN CỰA CHO GÀ
Ngoài cách mài cựa gà thì chúng tôi muốn chia sẻ thêm cách lên cựa thế nào cho đúng chuẩn, tăng tỷ lệ thắng cho anh em khi ra trường.
Khi buộc cựa vào chân gà, nếu chưa quen tay anh em có thể tìm thêm sự trợ giúp của một người nữa. Một người có vai trò ôm – giữ gà, người còn lại thì mang cựa cho chúng.
Đầu tiên là ướm phần đế cựa vào cựa chân, sau đó sử dụng băng keo y tế quấn quanh, cố định cựa với chân gà lại với nhau, nên buộc theo quy luật 2 vòng chéo 1 vòng ngang. Buộc vừa phải, không quá chặt, không quá lỏng cũng như đừng quá dày, sẽ làm tăng sức nặng cho chân gà, khiến chúng không thể tung cú đá cao được.
Sau khi băng cựa cho gà xong, nên để chúng xuống đất và đánh giá. Nếu phần cựa chạm vào nhau hoặc đụng vào chân gà, thì nên sửa lại. Vì trước khi làm đối thủ bị thương, chúng có thể làm chính mình bị tổn thương.
Nếu cảm thấy cựa buộc quá chặt, bắt buộc phải làm lại. Vì sẽ khiến gà khó chịu, máu không lưu thông tốt. Ngược lại nếu cựa buộc hơi lỏng, bạn có thể sử dụng đầu lọc của thuốc lá hoặc bông gòn để chêm vào, cố định cựa.
TỔNG KẾT
Cách mài cựa gà không khó, quan trọng là nó đem lại rất nhiều lợi ích và giá trị. Hy vọng rằng với những chia sẻ mà chúng tôi cung cấp ở trên, bạn đọc đã có thêm những kiến thức, thông tin hữu ích!